Cách vào BIOS máy tính để bàn và laptop đầy đủ các hãng

Bài viết này tổng hợp các cách vào BIOS và Boot Options của các dòng laptop. Việc nắm được cách vào BIOS và Boot Options khá là quan trọng nếu bạn muốn “làm chủ” chiếc máy của mình. Bạn cần phải nắm được nếu muốn cài win bằng USB boot, thiết lập các chuẩn, các options mà trong Window không thể thực hiện được. Nếu bạn không biết cách vào BIOS và Boot Options, bạn không thể cài win bằng USB hay đĩa CD, default BIOS hoặc các thao tác quan trọng khác.

BIOS và Boot Options là gì?

BIOS là viết tắt của Basic Input/Output System có nghĩa là Hệ thống xuất nhập cơ bản – một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính có nhiệm vụ kiểm tra, điều khiển và kết nối các linh kiện của máy tính. BIOS được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. Sử dụng BIOS bạn có thể: lựa chọn thiết bị ưu tiên khi khởi động, thiết lập khởi động máy ở chế độ UEFI và Legacy, bật tắt chế độ hyper threading hay turbo boost, …

giao dien trong bios cua mot chiec laptop
Giao diện trong BIOS của một chiếc laptop

 

Boot Options có nghĩa là tùy chọn khởi động máy tính. Tức ở đây bạn có thể tùy chọn khởi động máy tính từ ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, USB, ổ đĩa DVD hay qua mạng LAN (PXE). Thường chúng ta có thể lựa chọn ưu tiên boot từ thiết bị nào bằng các tùy chỉnh trong BIOS. Nhưng dùng Boot Options vẫn linh động hơn nhiều.

cac lua chon trong boot menu cua mot chiec laptop
Các lựa chọn trong boot menu của một chiếc laptop

 

Cách vào BIOS và Boot Options của các hãng laptop

Cách vào BIOS hoặc Boot Options của máy tính là ấn nhả liên tục các phím sau khi khởi động. Bạn lưu ý không phải ấn giữ mà là ấn nhả liên tục thật nhanh nhé.

Laptop HP

BIOS: F10
Boot Options: F9

Laptop Dell

BIOS: F2
Boot Options: F12

Laptop Lenovo

BIOS: F1 hoặc F2
Boot Options: F12, F8, F10

Cách vào BIOS laptop Lenovo có chút đặc biệt, nhiều lúc bạn phải ấn thêm phím Fn vì mặc định dòng này phím Fn đang bị khóa ngược.

Laptop Asus

BIOS: F2 hoặc Delete
Boot Options: ESC hoặc F8. Những Mainboard Asus thì thường là F8

Laptop Acer

BIOS: Delete hoặc F2
Boot Options: F12 hoặc ESC, F9

Laptop Sony Vaio

Có chút đặc biệt ở cách vào BIOS laptop Sony Vaio. Các máy đời cao có sẵn nút Assist riêng thì bạn không bật nguồn mà ấn giữ phím Assist. Máy sẽ hiện lên một màn hình để chọn vào BIOS  và Boot Options. Còn các máy đời cũ hơn không có nút Assist thì cách vào BIOS như sau:
BIOS: F1, F2, F3
Boot Options: F11 hoặc ESC hay F10

Lưu ý: một số laptop Sony đời cũ không vào được Boot Options thì bạn cần vào BIOS. Sau đó đưa USB mà bạn đang cần boot lên đầu tiên trong danh sách boot là được.

Laptop Toshiba

BIOS: F2, F1, ESC
Boot Optons: F12

Laptop Samsung

BIOS: F2, dòng Ativ Book là F10
Boot Options: ESC, dòng Ativ Book là F2

Laptop eMachines

Boot Option: F12
Bios: Tab, Del

Laptop Fujitsu

Boot Option: F12
Bios: F2

Các bạn nên lưu ý: Bạn cần phải nhấn phím thật nhanh trước khi logo của hãng load xong. Ngoài ra ở một số máy phím tắt vào BIOS và Boot Options sẽ xuất hiện khi máy tính khởi động. Vậy nên, bạn cần quan sát để chọn phím tắt cho phù hợp. Nếu cần bạn có thể ấn phím Pause khi logo khởi động xuất hiện để quan sát trước cho dễ.

phim tat BIOS va Boot Option hien len cung voi logo cua hang
Phím tắt BIOS và Boot Options hiện lên cùng với logo của hãng

Như hình trên bạn thấy, F2 và F12 là phím tắt tương ứng để vào BIOS và Boot Options.

Cách vào BIOS của máy tính để bàn các loại Mainboard

Cách vào BIOS của máy tính để bàn có đôi chút khác biệt so với cách vào BIOS laptop.

Máy tính để bàn mainboard Asrock

BIOS: F2
Boot Options (Boot Menu): F11

Máy tính để bàn mainboard Asus

Bios: phổ biến là Del, ngoài ra Print Screen hoặc F10, F9
Boot Optons: ESC hoặc F8

Máy tính để bàn mainboard Gigabyte

BIOS: Del
Boot Options: F12

Máy tính để bàn mainboard Foxconn

BIOS: Del
Boot Options: ESC

Máy tính để bàn mainboard Intel

BIOS: F2
Boot Options: F10

Trên danh sách trên các bạn có thể thấy phổ biến nhất cách vào BIOS máy tính để bàn là nhấn nút Del, F2, F9, F10, Print Screen. Ngoài ra cách vào BIOS máy tính để bàn của một số dòng mainboard không phổ biến còn lại trên thị trường là Dell. Chỉ một số sử dụng cách vào BIOS máy tính để bàn bằng nút F1, F4 hoặc Ctrl + Alt + Esc.

Kết luận

Qua bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp các cách vào BIOS máy tính để bàn cũng như laptop. Bên trên hầu hết là Có một chút lưu ý nhỏ nữa là một số máy thiết lập phím F1 đến F12 là phím Multimedia. Bạn có thể hiểu như phím Fn nó bị ngược, bấm như không bấm và không bấm lại như bấm. Điển hình là dòng Lenovo,  khi bấm vào BIOS hay Boot Options thì phải giữ phím Fn. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *