Một ngày đẹp trời và bạn lại nổi hứng muốn mang chiếc laptop đã phục vụ mình bao lâu nay ra vệ sinh. Nhưng bạn cần biết một số lưu ý khi vệ sinh laptop nếu không muốn máy bị hỏng. Đây là những kinh nghiệm mình đã đúc rút ra sau nhiều năm công tác tại phòng vệ sinh laptop SỬA LAP. Giờ đây mình xin chia sẻ lại với các bạn. Hi vọng nó góp phần tăng thêm sự an toàn cho chiếc laptop yêu quý của bạn.
- Dịch vụ vệ sinh laptop lấy ngay uy tín tại Hà Nội – SUALAP.COM
- Hướng dẫn cách vệ sinh laptop tại nhà đơn giản
- Có nên tự vệ sinh laptop tại nhà không
MỤC LỤC
VIDEO HƯỚNG DẪN
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI VỆ SINH LAPTOP
Tắt máy và cách ly laptop khỏi nguồn điện
Lưu ý khi vệ sinh laptop đầu tiên và cực quan trọng là tắt máy. Sau đó rút sạc và tháo luôn cả pin ra khỏi máy. Tại vì sao lại cần làm như vậy?
Các linh kiện trên mainboard, các vi mạch của laptop khá nhỏ và rất phức tạp. Nhiều khi chỉ cần một dòng điện nhỏ phát sinh do chạm chập cũng đủ giết chết luôn cả chiếc laptop. Nguyên nhân có thể chỉ là 1 giọt nước, 1 cái chìa khóa, 1 cái cúc áo hay đơn giản chỉ là một con ốc nhỏ rơi vào mainboard khi laptop đang kết nối với nguồn điện. Vì vậy ngay cả đối với thợ sửa laptop có kinh nghiệm cũng phải đề phòng việc này. Trong lúc sửa họ rất cẩn thận nếu đang cắm điện và đo đạc. Khi đo đạc xong thì phải họ cũng phải rút ngay nguồn điện ra.

Tháo máy và lắp lại máy sau khi vệ sinh đúng cách
Công bằng mà nói, laptop là một thiết bị điện tử khá phức tạp. Tuy nhiên nếu nắm vững nguyên lí của nó thì việc vệ sinh laptop mới an toàn và hiệu quả. Những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vệ sinh laptop sẽ biết cần phải làm gì để laptop luôn luôn được an toàn. Lưu ý khi vệ sinh laptop công đoạn mở – lắp lại máy có những vấn đề sau.
Chọn đúng loại ốc cho từng vị trí
Nhiều khi tại lỗ để vặn ốc đã được nhà sản xuất ký hiệu bên cạnh đó là ốc gì. Thậm chí viết luôn vào đấy là dùng ốc gì. Việc này giúp người vệ sinh laptop biết để vặn ốc phù hợp. Tuy nhiên cũng có lúc nhà sản xuất lại không để lại ký hiệu gì. Trong khi đó ốc vẫn phải vặn. Có rất nhiều loại ốc khác nhau trên 1 chiếc laptop. Có thể phân chia ra làm các loại cơ bản sau:
Về vị trí có: ốc màn hình, ốc bản lề, ốc bàn phím, ốc mainboard, ốc card wifi,…
Về kích thước ốc có:
- T8 M2.5 x 6: Thợ sửa laptop thường gọi là ốc 6 cạnh và sử dụng tua vít sao (6 cạnh) mới vặn được
- M2.5 x 5: đường kính 2.5 mm, chiều dài 5 mm, là loại ốc phổ biến nhất trên laptop
- M2.5 x 4:đường kính 2.5 mm, chiều dài 4 mm
- M2 x 3: đường kính 2 mm, chiều dài 3 mm, tương đối phổ biến, chỉ sau loại 2.5 x 5
- M2 x 10: đường kính 2 mm, chiều dài 10 mm, thường là ốc xuyên từ phía dưới laptop, bắt vào để giữ chặt bàn phím

Mình chỉ đưa ra một số loại ốc xuất hiện nhiều nhất mà thôi. Bởi vì nếu đưa ra tất cả cả loại ốc trên tất cả các dòng laptop thì rất nhiều. Nếu bạn chọn ốc quá ngắn thì ốc không thể bắt tới được chân ốc. Nếu bạn chọn ốc quá dài sẽ gây thủng mainboard, thủng vỏ laptop (chưa thủng hẳn thì sẽ làm laptop nổi mụn).
Siết ốc vừa lực
Khi siết ốc, bạn phải siết không quá nhẹ tay tránh lỏng ốc. Và bạn cũng không siết mạnh tay quá có thể nhổ cả chân ốc (phần ren xoắn đã được cố định sẵn vào phần nhựa). Thậm chí nếu đen đủi hơn nữa, nếu siết mạnh tay thì ốc có thể xuyên hẳn qua lớp vỏ. Và sẽ gây ra tình trạng laptop “nổi mụn” như mình đã nói ở trên. Nói chung bạn cứ vặn ốc đến khi nào bắt đầu thấy hơi cứng. Khi đó bạn chỉ cần siết thêm 1 chút cho chặt là đủ. Tuyệt đối không được dùng lực mạnh cố gắng vặn ốc. Khi có tiếng tách thì cũng có nghĩa là bạn đã làm gãy, vỡ phần nhựa liên quan đến chiếc ốc đấy rồi.

Hãy cẩn thận với các khớp nhựa
Các khớp nhựa trên laptop bao giờ cũng được thiết kế dạng ngạnh. Nó gần giống lưỡi câu (tuy nhiên không đến mức ngạnh như thế để còn tháo ra). Bạn cần khéo léo dùng lực tác dụng đúng chiều mới có thể tháo lắp laptop chuẩn và dễ dàng. Khi ấn cảm thấy cộm thi bạn cũng không được tiếp tục dùng lực mạnh để ấn. Như vậy sẽ làm gãy các khớp nhựa này, gây ra tình trạng vỏ máy sẽ không khít như khi còn mới.
Dán hết những miếng dán cách điện của nhà sản xuất đúng như trước khi tháo ra
Một điều ngay cả những người chuyên vệ sinh laptop cũng thường hay quên. Đó là: hãy dán hết những tấm băng dính cách điện mà nhà sản xuất đã dán lên mainboard đúng vị trí như trước khi nó bị bóc ra. Thao tác này tuy nhỏ nhưng quan trọng vô cùng. Mình xin chia sẻ 90% trường hợp vệ sinh laptop xong bật không lên và chết mainboard là do chạm chập. Nguyên nhân thì các bạn cũng đã rõ.

Khăn lau màn hình và vỏ phải tuyệt đối sạch
Bạn chắc chắn không muốn sau khi vệ sinh laptop xong lại có vài viết xước như mèo cào khắp màn hình hoặc phần sơn đang đẹp long lanh rồi. Vậy thì bạn hãy dùng một chiếc khăn khô thật sạch, giũ sạch bụi và tuyệt đối không dính hạt cát nào nhé.

Khăn khô nhưng bạn hãy làm ẩm nó. Không nên dùng nước mà hãy dùng cồn 90 độ bán đầy ở các tiệm thuốc gần nhà bạn. Tuyệt đối không được dùng cồn dốc vào các bộ phận của laptop. Bởi lỡ như bạn “quá tay” thì cũng có thể ảnh hưởng đến chiếc laptop yêu quý của bạn đấy. Thay vào đấy, bạn nên đổ cồn vào khăn, sau đó lau nhẹ nhàng khắp laptop. Ưu tiên lau màn hình đầu tiên vì nếu lau khắp laptop rồi mới lau màn hình thì có thể màn hình sẽ có vệt.
Tra keo tản nhiệt
Một lưu ý khi vệ sinh laptop khá quan trọng là tra keo tản nhiệt. Để đảm bảo máy tản nhiệt tốt thì bạn phải tra đúng và tra vừa đủ keo tản nhiệt.
Tra đúng loại keo tản nhiệt
Trên thị trường có rất nhiều loại keo tản nhiệt phục vụ công việc vệ sinh laptop. Tuy nhiên bạn cần hiểu được tính năng cũng như tác dụng của mỗi loại. Với laptop thông thường, mình khuyến cáo các bạn nên sử dụng keo tản nhiệt MX4 huyền thoại. Nó là loại keo tản nhiệt phổ biến nhất hiện nay. Mức giá của nó cũng được xem là khá chat. Nhưng không sao, để phục vụ chiếc laptop hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ thì đầu tư một chút cũng là nên làm.
Hiện nay trên thị trường còn có loại keo tản nhiệt mà chất liệu chủ yếu lại đến từ bạc thay vì gốm (bạc dẫn nhiệt rất tốt). Tuy nhiên mình cũng không đánh giá cao loại keo này. Bởi sau một thời gian dài, lớp keo này khuếch tán và bám rất chắc lên thanh đồng tản nhiệt. Bạn không bao giờ tẩy được vết bám này ra khỏi thanh đồng tản nhiệt nữa.
Không tra quá nhiều keo tản nhiệt
Mỗi bề mặt chipset hoặc CPU bạn chỉ cần cho một lượng keo vừa phải. Tác dụng của keo tản nhiệt là lấp đầy những lỗ trống giữa bề mặt CPU-chipset với thanh đồng có nhiệm vụ dẫn nhiệt. Các lỗ này rất bé không nhìn thấy bằng mắt được. Nếu bạn cho quá nhiều keo tản nhiệt, khi ép 2 bề mặt vào nhau, keo tản nhiệt cũng chỉ phèo ra xung quanh và chỉ gây lãng phí mà thôi.

KẾT LUẬN
Nếu bạn đang có ý định tự mình vệ sinh laptop tại nhà thì cần có một chút hiểu biết về laptop. Có như vậy trong quá trình vệ sinh laptop mới không xảy ra sai sót và đảm bảo an toàn cho máy. Trên đây là những lưu ý khi vệ sinh laptop dành cho những bạn không phải thợ laptop. Đối với các kỹ thuật viên tại SỬA LAP, những lưu ý trên chắc chắn phải nắm vững. Không chỉ vậy, mỗi dòng máy, mỗi chiếc máy họ đều biết được đặc điểm riêng là gì để xử lí cho phù hợp. Nếu bạn cảm thấy không yên tâm khi tự vệ sinh laptop tại nhà có thể mang máy ra trung tâm SỬA LAP gần nhất để được hỗ trợ.
Rất hữu ích, cám ơn ad.
Nghe phức tạp ghê cứ mang ra tiệm cho nhanh. Mất tí tiền đỡ phải nghĩ 🙂