MiniTool Partition Wizard là phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực quản lý ổ cứng. Các tác dụng chính có thể kể đến như hỗ trợ chia/gộp phân vùng trên ổ cứng, Set Active, Boot Ice, convert MBR sang GPT để cài win/ghost/tib…. Bài viết này của mình hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard chi tiết cho các bạn. Theo ý kiến cả nhân mình đánh giá thì phần mềm này quá tiện ích và an toàn khi sử dụng.
- Hướng dẫn cách chia ổ cứng, Set Active, Fix MBR trước khi cài win/GHOST/TIB
- Toàn tập về UEFI và Legacy (GPT và MBR)
MỤC LỤC
Video hướng dẫn
Giới thiệu
Đối với những bạn hay cài win thì chắc không lạ gì công cụ MiniTool Partition Wizard đúng không? Ngay cả đối với hầu hết thợ sửa máy tính, công cụ này cũng không bao giờ thiếu trong USB boot cứu hộ. Như vậy đủ để các bạn thấy được mức độ tiện dụng cũng như độ an toàn đáng tin cậy của phần mềm này rồi. Một đặc điểm của MiniTool Partition Wizard khiến nó trở nên vô cùng phổ biến đó là trực quan và dễ hiểu. Ngay cả những bạn lần đầu tập tành cài win cũng có thể làm theo hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard này và thực hiện dễ dàng.
Download
Các bạn có thể tải MiniTool Partition Wizard phiên bản mới nhất từ trang chủ tại đây.
Hoặc bạn có thể tải MiniTool Partition Wizard phiên bản 10.2.3 free dự phòng tại đây.
Tác dụng
Phần mềm này có khá nhiều tác dụng, tuy nhiên có thể kể đến những tác dụng quan trọng dưới đây.
- Xóa, tạo, phân chia ổ cứng thành các phân vùng
- Set Active hoặc bỏ Active cho phân vùng
- Boot Ice ổ cứng
- Chuyển đổi định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT và ngược lại
- Fix MBR cho ổ cứng
- Nới rộng phân vùng ổ cứng
- Gộp các phân vùng ổ cứng lại với nhau
- Xóa dữ liệu ổ cứng vĩnh viễn không thể phục hồi
- Kiểm tra lỗi ổ cứng/phân vùng ổ cứng
Các thuật ngữ
Đầu tiên để làm theo hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard này mà không vướng mắc, chúng ta cần phải nắm và hiểu được một số từ tiếng Anh cơ bản. Thực ra bạn chỉ cần làm vài lần là nhớ thôi mà.
Unallocated: không phân vùng. Khi bạn Delete một phân vùng thì phân vùng đó sẽ biến mất và để lại một phân vùng trống gọi là Unallocated. Trong Windows không hiện lên phân vùng này.
Partition: Phân vùng. Trong Windows ta thường gọi nó là ổ C, D, E,… thực ra chính xác phải gọi là phân vùng C, D, E,…
Active: Phân vùng cài win bạn cần Active nó thì mới khởi động được (chẳng hạn như ổ C trong máy tính). Những ổ khác không nên để Active.
Inactive: ngược lại với Active
NTFS và FAT 32: định dạng phân vùng. Hiện nay ổ cứng trên máy tính các bạn cứ chuyển hết về NTFS nhé.
GPT và MBR: định dạng ổ cứng boot bằng UEFI hoặc BIOS. Bạn có thể tham khảo bài viết GPT và MBR chi tiết tại đây.
Kinh nghiệm phân vùng ổ cứng để máy tính hoạt động ổn định
Sau nhiều năm cài win trên nhiều dòng và nhiều đời máy thì mình có rút ra được chút ít kinh nghiệm xin chia sẻ với các bạn.
Nên để phân vùng là Primary hay Logical?
Xin thưa với các bạn rằng Primary có thể hiểu như phân vùng “nguyên thủy”. Bước đầu tiên sau khi vượt qua cánh cửa BIOS thì máy tính sẽ bước chân vào ổ cứng để chạy Windows. Nó sẽ tìm phân vùng Primary và xem phân vùng đó đã Active thì sẽ khởi động trên phân vùng đấy. Nói chung trong máy tính bạn chỉ cần để phân vùng cài win là Primary, còn lại các phân vùng chứa dữ liệu khác thì để Logical. Lưu ý nhỏ là trong ổ cứng GPT chỉ có 1 loại phân vùng duy nhất là Primary nên các bạn không cần bận tâm nhé.
Nên để định dạng ổ cứng là MBR hay GPT?
Các máy tính thế hệ 3 (Ivy Bridge) trở về trước khởi động bằng Legacy BIOS và ổ cứng để định dạng là MBR. Các máy tính thế hệ 4 (Hanswell) trở về sau thường khởi động bằng UEFI và định dạng ổ cứng để là GPT.
Vì sao phải Set Active cho phân vùng cài win?
Vì không Set Active thì máy tính không khởi động được Windows. Tuy nhiên Active hay không Active chỉ tồn tại trong chuẩn ổ cứng MBR. Đối với ổ GPT thì không cần và cũng không có mà Set Active. Bạn cũng yên tâm Windows vẫn khởi động bình thường.
Nên chia làm mấy phân vùng?
Ổ cứng trên 1TB nên chia làm 4 phân vùng còn 1TB trở xuống các bạn nên chia tối đa 3 phân vùng tránh lãng phí tài nguyên quản lí phân vùng.
Phân vùng cài win nên có dung lượng bao nhiêu?
Dung lượng phân vùng cài win mới chỉ có các drive mà chưa có ứng dụng nào rơi vào khoảng 25-28GB tùy bản win và dòng máy.
Nếu bạn chỉ sử dụng làm văn phòng, chỉ cần cài Microsoft Office và các tiện ích phổ thông như Chrome, Cốc cốc, Team View, Unikey,… thì phân vùng cài win bạn nên chia khoảng 50GB. Nếu bạn chơi game hoặc cài các chương trình đồ họa (có bạn cài gần full bộ Adobe!) thì các bạn cứ chia mạnh tay lên một chút không sao. Thường khoảng 100GB là thoải mái rồi.
Có nên để toàn bộ ổ cứng thành một phân vùng?
Nếu máy tính bạn đang dùng một ổ cứng SSD dung lượng nhỏ + 1 HDD để chứa dữ liệu thì nên để toàn bộ ổ SSD đó là 1 phân vùng và cài win lên đó. Ổ HDD còn lại bạn có thể chia làm 2-3 phân vùng để chứa dữ liệu.
Nếu máy tính của bạn chỉ có 1 ổ cứng, hãy chia nó tối thiểu làm 2 ổ nhé. Một ổ cài win và một ổ để chứa dữ liệu. Như vậy máy tính sẽ hoạt động ổn định và mượt mà hơn nhiều.
Hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard
Chuyển định dạng MBR – GPT
Giả sử như mình đang cần chuyển Disk 1 (ổ cứng HDD 500GB) đang ở định dạng MBR sang GPT. Đây là hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard để giúp bạn chuyển đổi qua lại giữa hai định dạng đó. Mình làm như sau: Click chuột phải và Disk 1, chọn dòng Convert MBR Disk to GPT Disk.

Để chuyển định dạng ổ cứng từ GPR sang MBR các bạn làm ngược lại tương tự nhé. Bạn chỉ cần chọn chức năng Convert GPT Disk to MBR Disk mà thôi.
Chia ổ cứng
Các ổ cứng của bạn đang có dung lượng không phù hợp? Có một ổ cứng của bạn sắp đầy nhưng bạn vẫn muốn lưu thêm dữ liệu vào đấy? Các bạn đang cài win và đang cần tìm cách chia ổ cứng thành các phân vùng như ý? Mình đã có một bài viết hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard để chia ổ cứng rồi. Bài viết này rất chi tiết bằng hình ảnh để các bạn dễ hiểu. Các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.
Tăng kích thước phân vùng
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard để tăng kích thước phân vùng. Giả sử trong Disk 1 mình đang cần tăng ổ E. Phần dung lượng đó lấy từ ổ F sang.

Bạn click chuột phải vào phân vùng ổ E, chọn Extend. Trong tiếng Anh Extend nghĩa là nới rộng ra. Đúng là chúng ta đang muốn nới rộng ổ E ra mà.

Chương trình sẽ báo Take Free Space from nghĩa là sẽ lấy dung lượng từ ổ F.



Sau khi thực hiện các bước thì phần mềm chỉ lưu nhưng chưa hề thực hiện một bước nào cả. Bạn cần Apply thì những bước kể trên mới được hoàn thành.

Xóa và tạo phân vùng
Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard cho các bạn để xóa và tạo phân vùng. Giả sử mình đang có ổ cứng Disk 1 được chia làm 2 phân vùng E và F. Mình sẽ thực hiện xóa và tạo phân vùng F.




Phân vùng chứa dữ liệu bạn nên để là Logical, còn phân vùng cài win bạn bắt buộc phải để là Primary. Thiết lập này chỉ áp dụng cho ổ cứng định dạng MBR. Còn ổ cứng GPT thì mặc định chỉ có 1 kiểu là Primary mà thôi.

Tiếp theo bạn cần đặt dung lượng của phần vùng đang muốn tạo. Ở đây mình muốn tạo phân vùng 80GB nên mình đánh vào mục Partition Size là 80GB. Bạn cũng có thể cầm và kéo mũi tên để chọn.


Ghép 1 phần hoặc toàn bộ phân vùng
Còn đây là hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard để ghép 1 phần hoặc toàn bộ phân vùng.
Để ghép toàn bộ phân vùng F vào phân vùng G thì phân vùng F phải bị xóa và để dưới dạng Unallocated.





Còn nếu chỉ muốn ghép 1 phần của phân vùng F thôi thì bạn phải làm sao. Yên tâm bạn có thể cắt 1 phần phân vùng F thành Unallocated bằng cách sử dụng nút Move/Resize.







Gộp 2 phân vùng không mất dữ liệu
Còn nếu bạn muốn gộp toàn bộ phân vùng F và phân vùng D thì bạn chỉ cần Delete phân vùng F thành Unallocated rồi gộp vào ổ D. Tuy nhiên cách làm này sẽ xóa hết dữ liệ trong ổ F. Để tránh điều này xảy ra, bạn cần sử dụng chức năng Merge. Đây cũng là một chức năng làm nên thương hiệu của phần mềm chia lại ổ cứng không mất dữ liệu Partition Wizard.




Đây là toàn bộ hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard từ xóa, tạo, cắt, chia, nới rộng, cho đến gộp các phân vùng trên ổ cứng. Nếu như các bạn chưa quen với công cụ này và để an toàn trước khi thử thì mình vẫn khuyên các bạn nên coppy dữ liệu lại nhé.
Xóa vĩnh viễn dữ liệu không thể phục hồi
Khi các bạn thanh lí máy tính cũ mà không muốn ai đó lục lọi và sử dụng lại dữ liệu của mình, các bạn phải thực hiện xóa hết dữ liệu trong máy tính. Rất đơn giản mình sẽ hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard để xóa dữ liệu không thể phục hồi chi tiết cho các bạn. Đầu tiên bạn click chuột phải vào phân vùng hoặc thậm chí là cả ổ cứng rồi chọn Wipe Partition.


Mình xin lưu ý với các bạn sau khi dùng Minitool Partition Wizard để xóa dữ liệu theo cách này, mọi dữ liệu sẽ không thể cứu được nữa đâu nhé. Nó khác với Format – chỉ bật chức năng ghi đè, nếu chưa ghi đè thì vẫn cứu được dữ liệu. Còn ở đây phần mềm này đã thực hiện ghi đè toàn bộ các sector về 0 hoặc 1 rồi. Cho dù bạn dùng phần mềm hay tool cũng đều không thể cứu dữ liệu nữa.
Kiểm tra lỗi ổ cứng/phân vùng ổ cứng
Thật tiện lợi khi trong phần mềm Minitool Partition Wizard lại có tích hợp sẵn luôn công cụ như thế này.




Kết luận
Phân chia điều chỉnh và thiết lập các chuẩn cho ổ cứng là một việc rất quan trọng. Nó giúp ích cho máy tính hoạt động ổn định và không bị lỗi. Quan trọng hơn là sau khi nắm được công cụ này bạn sẽ làm chủ được ổ cứng của bạn. Điều này giúp ích rất nhiều cho mỗi lần cài lại win. Mình hi vọng bài viết hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Wizard này sẽ mang lại những thông tin ngắn gọn và dễ hiểu nhất cho các bạn. Chúc các bạn thành công!